Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Dạ Thiên Tử

Chương 110: Đi Đồng Nhân.

Chương 56- 1: Đi Đồng Nhân.







Huyện Hồ cách Đồng Nhân không xa, đi đường thẳng chỉ khoảng một ngày là đến, nhưng con đường lại ngoắt nghéo vòng quanh sơn thủy, tuy xe ngựa của ba người Diệp Tiểu Thiên cũng không chậm nhưng cũng phải mất hai ngày rưỡi mới tới nơi.

Quả nhiên Dương Tam Sấu đang truy tìm Diệp Tiểu Thiên, y vô cùng dẻo dai, một đường đuổi tới Đồng Nhân không bỏ, trưa hôm sau đã lại phát hiện ra tung tích ba người Diệp Tiểu Thiên. Có điều, lúc này trên đường không ít người, mà Diệp Tiểu Thiên lại đi lẫn vào một thương đội nhỏ, một đường đồng hành, cười cười nói nói, Dương Tam Sấu không có cách nào ra tay, đành âm thầm theo dõi.

Bọn Diệp Tiểu Thiên đi bằng xe ngựa, còn bọn họ bò bằng hai cái đùi, nếu Diệp Tiểu Thiên dốc toàn lực chạy chắc chắn y sẽ không đuổi kịp, cũng may, hắn lại biết lộ trình sẽ phải mất ít nhất là hai ngày, ngựa này là ngựa tồi, không đi được đường trường nên đi thong thả, bọn họ mới cố gắng theo kịp được.

Nhưng đến buổi sáng ngày thứ ba, đoán hôm nay có thể tới được Đồng Nhân nên Diệp Tiểu Thiên đi nhanh hơn. Ba người Dương Tam Sấu vội vàng đuổi theo nhưng vẫn bị bỏ lại xa.

Sau giờ ngọ, Diệp Tiểu Thiên và Tiết Thủy Vũ cùng Nhạc Diêu đã đến được Đồng Nhân. Nàng và Nhạc Diêu vừa vào trong thành Đồng Nhân đã xốc màn kiệu nhìn trái nhìn phải đầy phấn khởi. Phúc Oa Nhi như lão thái gia nửa nằm nửa ngồi trên ghế ôm hai cây măng ngáy o o, nó chẳng cần biết đi đến đâu, có ăn là được.

Khi Đại Minh mới lập quốc, Đồng Nhân vốn là một phần của Tư Nam Tuyên Úy Ti, nghe cái tên này là biết, nơi này do Đại thổ ty quản. Đại thổ ty thống trị nơi đó là An Tống Điền Dương, một trong tứ đại Điền gia.

Từ khi nhà Tùy khai hoàng, gia tộc Điền thị đã thống trị nơi này, sau trăm ngàn năm, căn cơ thâm hậu, thế lực khổng lồ, mấy trăm Thổ ty lớn nhỏ của Quý Châu có khoảng một phần hai mươi là họ Điền. Thổ ty Điền thị có hai thế lực lớn nhất, chia đều tại hai nơi Tư Châu và Tư Nam.

Từ khi Chu Nguyên Chương lập nên Đại Minh, Thổ ty Quý Châu lần lượt quy phục, nhưng những Thổ Hoàng đế này đều không nghe chủ, chỉ là khoảng ba năm năm năm tặng cho Chu Nguyên Chương chút sản vật địa phương ra vẻ ta là thần dân của ngươi.

Chu Nguyên Chương nằm mơ cũng muốn lấy được Quý Châu, hoàn toàn đặt dưới tay mình. Để tạo nên đột phá, lão chọn Điền gia. Lúc ấy thổ ty có thế lực lớn nhất ở Điền thị là Điền Nhân Trí và Điền Nhân Hậu, hai phe tranh giành vô cùng kịch liệt. Điền Nhân Trí mua chuộc đại thần kiếm lấy chức Tuyên an sử Tư Châu, mà Đại Thổ ty Tư Châu lại chính là Điền Nhân Hậu.

Trước đây Điền Nhân Hậu đã từng theo Trần Hữu Lượng, Trần Hữu Lượng bại trận lại theo Chu Nguyên Chương, cũng muốn tranh thủ xin Chu Nguyên Chương một chức Tuyên An Sử. Nhưng Chu Nguyên Chương là kẻ đa mưu túc trí cỡ nào, Cẩm Y Vệ của lão đã sớm bẩm báo kỹ càng tình hình ở Quý Châu, có điều lão vẫn vờ như không biết, giống như đã mắc lừa, cũng bổ nhiệm Điền Nhân Hậu làm Tuyên An Sử Tư Châu.

Một núi không thể chứa hai cọp, vì tranh đoạt địa vị thống trị, hai Đại Thổ ty Tư Châu, Tư Nam của Điền thị đã bắt đầu chiến đấu tàn nhẫn.

Có điều, lão Chu chưa kịp thu lưới đã cưỡi hạc về trời, đứa cháu trai Chu Doãn Văn vô năng có được cả thiên hạ, sau bốn năm công phu đã bị Yến Vương Chu Lệ vốn chỉ có một góc Yến Kinh đánh cho hoa rơi nước chảy.

Thiên hạ đổi chủ.

Từ khi Vĩnh Lạc Đại đế đăng cơ, hai đại Thổ ty Điền thị đánh nhau túi bụi, não người cũng sớm bị đánh thành đầu chó. Vĩnh Lạc là người hùng tài đại lược, đương nhiên hiểu dụng ý thực sự khi lão phụ thân bố trí năm đó, cho dù không rõ, nhưng thấy tình huống như vậy, há nào lại bỏ qua?

Vĩnh Lạc Hoàng đế tươi cười híp mắt ra mặt khuyên giải, hai vị Điền gia cũng không chịu nhượng bộ, mà lại còn đánh nhau mãnh liệt hơn. Lúc này, Vĩnh Lạc trở mặt, tranh thủ khi hai nhà họ Điền tranh phong nguyên khí đại thương đã ngang nhiên xuất binh trục xuất hai Tuyên Úy Sử đại thổ ti, chia Tư Châu, Tư Nam thành tám phủ Đồng Nhân, Tư Nam, Thạch Thiên, Ô La, Tư Châu, Trấn Viễn, Lê Bình, Tân Hóa, đặt Quý Châu Bố Chính Ti quản hạt tất cả.

Hai đời cha con, thiết lập mười năm, cuối cùng triều đình lại cắm hai bàn tay của mình vào dãy núi bao quanh thành Quý Châu. Có điều, tình hình thực tế của Quý Châu còn phức tạp hơn cả phụ tử Chu Nguyên Chương dự liệu. Tuy Vĩnh Lạc Đại đế đã cài thủ hạ của mình vào Quý Châu, nhưng lại không giải được đám đay rối này, không nắm nổi đụn cát này.

Ngay sau đó, Vĩnh Lạc Đại đế lại bận tới phương bắc chinh chiến, còn chuyển Kinh thành từ phương nam tới Bắc Kinh, chuyện Quý Châu lại phải gác lại. Các đời Hoàng đế sau lại không có được bản lĩnh lớn như vậy, nên việc khống chế Quý Châu triều đình vẫn luôn tiến triển chậm chạp.

Thực ra đây cũng là việc bất khả kháng. Trước kia, cho dù Vĩnh Lạc Hoàng đế dồn sức vào Quý Châu nhưng cũng chưa chắc đã có thể giải quyết vấn đề khi còn sống. Khi chinh phạt Mạc Bắc, lão đã đánh cho Thát Tử nghe tên mà sợ hãi phải bỏ chạy, nhưng cũng chỉ là đánh bại, mà không cách nào chiếm được và thống trị triệt để, thực sự là được còn kém xa mất. Kết quả, sau trên dưới một năm, nơi ấy vẫn là thiên hạ của dân du mục.

Tình hình của Quý Châu đại để cũng tương tự, nhưng cho tới trước năm Vạn Lịch, đây vẫn là một gánh nặng lớn của triều đình, thuế phú toàn tỉnh không bằng nổi một vài quận đông nam, mỗi năm triều đình còn phải trích một khoản tiền lớn để cai quản. Nơi này, tình hình cuộc sống, hoàn cảnh địa lý, điều kiện kinh tế, tất cả đã định rằng giấc mộng của Vĩnh Lạc Hoàng đế là một nguyện vọng mỹ hảo không thể thực hiện.

Ví dụ như Đồng Nhân. Mãi đến hôm nay, sau năm trăm năm, người Hán ở đây còn chưa chiếm tới ba mươi phần trăm tổng số nhân khẩu, mà khi đó tối đa cũng chỉ có mười lăm phần trăm, lại thêm tin tức bế tắc, nơi này, kẻ thực sự nắm quyền lên tiếng vẫn là dân bản xứ.

Tuy Điền thị bị tổn thất nặng nề, Đồng Nhân cũng đã đặt Bố Chính Ti, nhưng Tri phủ vẫn là thổ Tri phủ, vẫn là quan thừa kế. Danh quan chính thức là Trưởng quan Ti Trường Quan, vào triều Nguyên được gọi là Lỗ Hoa Xích. Dân bản xứ vẫn gọi là Trưởng Quan Ti Trương thị, vì Tri phủ nơi đó có họ Trương, luôn luôn là họ Trương.

Trương thị Đồng Nhân không hề có lịch sử lâu đời như tứ đại gia của An Tống Điền Dương, gia tộc này thống trị Đồng Nhân mới chỉ khoảng ba trăm năm. Thực ra ba trăm năm thống trị cũng không tính là ngắn, trong lịch sử vương triều Trung Quốc, các triều đại kéo dài hơn ba trăm năm cũng không nhiều, nhưng đối với các Thổ ty, ba trăm năm mới chỉ là một bước khởi đầu.

Thổ ty Trương thị bắt đầu từ năm đầu Thiệu Khánh của triều Nguyên, từ đời con trai Trương Hoán của Đại Nguyên soái Kiềm Nam đạo Trương Khôi trở đi vẫn luôn thừa kế chức quan. Cho dù triều đại thay đổi, nhưng Thổ Hoàng đế của Đồng Nhân vẫn luôn là họ Trương.

Huyện Hồ tuy nhỏ, nhưng lại nằm trên đường núi, thương khách nam bắc qua lại cũng có ảnh hưởng về tư tưởng, văn hóa, kinh tế với nơi này. Nhưng Đồng Nhân lại không có được điều kiện đó, dưới sự thống trị đời đời kiếp kiếp của gia tộc họ Trương, nơi này đã trở thành một vương quốc phong bế độc lập.

Ba người Diệp Tiểu Thiên đánh xe ngựa vào thành, nhận ra nơi này cho dù lớn hơn huyện Hồ, cũng giàu có hơn, nhưng lại vẫn khiến cho người ta cảm thấy nơi này còn xưa cũ, cổ man hơn cả huyện Hồ. Diệp Tiểu Thiên ghìm chặt cương ngựa, quay đầu lại nói với Thủy Vũ:

- Chúng ta đã đến, nhà nàng ở đâu?

- Nhà ta...

Đột nhiên nàng lại hơi chần chừ. Diệp Tiểu Thiên không nhịn được mà trêu chọc:

- Không đến mức không nhận ra cả đường về nhà chứ? Chẳng lẽ...?

Nàng hoang mang đáp:

- Diệp đại ca, thực sự ta không biết...






trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch