Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Kiếm Vương Triều

Chương 23: Đường hoa văn​ (1)

Chương 23: Đường hoa văn​ (1)





Người Tần tính tình thẳng thắn, nóng nảy mãnh liệt, một câu không hợp động đao động kiếm là chuyện có thể thấy thường ngày.

Nhưng mà vấn đề giữa hai nước thì tranh cãi ở giữa chợ búa thế này có thể làm được gì chứ?

Dạng tranh cãi như thế đợi cho cơn bực trôi đi thì qua rồi liền cho qua, sẽ không ai để tâm nữa.

Hết thảy như trước.

Đinh Ninh vẫn làm mấy chuyện thường nhật như xưa, lúc nhàn rỗi thì ghé qua các nơi trong Trường Lăng, đêm khuya thì tu hành, sáng ra lại mở quán.

Thời tiết càng lúc càng lạnh, Đinh Ninh biết chắc mùa thu Trường Lăng sẽ lại trôi qua rất nhanh. Sáng sớm, trên cánh cửa hoa tuyết bám càng lúc càng dày, có thể bấm trên đầu ngón tay tính trận tuyết đầu tiên lúc nào tới rồi.

Vẫn là mới qua thời gian ăn sáng, Đinh Ninh cũng chỉ mới ăn xong một bát mì lòng già, rửa sạch cái bát sứ thô chuyên dụng. Từ một ngõ bên sườn có một đám học sinh quần áo gọn gàng rực rỡ đang vui vẻ trò chuyện đi tới.

Trông thấy đường hoa văn trên quần áo của nhóm học sinh này, trong mắt Đinh Ninh hiện lên ánh sáng khác hẳn ngày thường.

Hắn ngẩng đầu lên nhìn vào bầu trời bao la phía trên cây ngô đồng đã gần trụi hết lá, thầm than nhẹ trong lòng một tiếng muôn phần cảm khái: "Rốt cuộc tới rồi ư?"

***

Kiếm là vũ khí chủ yếu của Tu hành giả Vương triều Đại Tần.

Lãnh thổ Đại Tần chính là do Tu hành giả dùng kiếm kiên cường chém ra trong nhiều năm chiến chinh liên miên mới có được.

Kể từ khi Triệu Kiếm Lô biến mất thì Mân Sơn Kiếm Tông và Linh Hư Kiếm Môn của Đại Tần được thiên hạ công nhận là môn phái tu kiếm mạnh nhất.

Hai đại kiếm tông này thi tuyển, dạy dỗ cực kỳ khắt khe, dù là thu đồ đệ hay cho đệ tử rời núi cũng thế, hàng năm đều chỉ có mấy ngày mở cửa núi.

Nếu đệ tử chưa tu được đến cảnh giới nhất định thì vĩnh viễn chỉ có thể ở lại trong núi tu hành, tránh để ra khỏi núi rồi lại bị người ta đơn giản một kiếm chém giết, hạ thấp uy danh của hai môn phái này.

Trừ hai môn phái lớn này thì chỉ tính riêng ở Trường Lăng cũng đã có trên trăm kiếm viện nổi danh. Có hai tấm gương lớn để học tập và tham khảo như Mân Sơn Kiếm Tông và Linh Hư Kiếm Tông nên dĩ nhiên các chốn tu hành nàyquản lý môn hạ đệ tử cũng rất nghiêm khắc.

Ở hầu hết chốn tu hành, chỉ có tu vi từ Tam cảnh trở lên mới có tư cách tự do đi lại bên ngoài. Còn những đệ tử còn cách xa Tam cảnh thì chỉ trong một vài ngày thư giãn mới được phép ra ngoài đi chơi.

Nhóm đệ tử trước mắt này nhìn như chim sổ lồng, hoa văn trang phục trên người có mấy loại, trường kiếm đeo bên mình cũng khác nhau, hiển nhiên là thuộc về mấy kiếm viện khác nhau nhưng do bình thường quan hệ khá tốt nên mới kết bạn đồng hành.

Trên rìa ống tay áo gấm trắng của một vài người trong nhóm đệ tử này toàn là hoa văn. Ánh mắt của Đinh Ninh đôi lúc lại dừng lại trên những hoa văn đó.

***

Có khả năng để thi vào các kiếm viện tất nhiên đều là anh tài của Trường Lăng, nếu có thể đậu thì nhất định sẽ trở thành Tu hành giả, mà có thể dạo chơi thư giãn bừng bừng phấn khởi như thế dĩ nhiên đều phải là người nổi bật trong các viện. Các đệ tử có tốc độ tu hành kém dù là trong ngày thư giãn cũng đều một khắc không dám nghỉ ngơi, tiếp tục dốc sức tu hành mà tiến lên.

Trong nhóm đệ tử này, cậu thiếu niên cao lớn đi đằng trước nhất có mặt mũi sáng sủa, dáng đi nhìnkhí thế mạnh mẽ chính là công tử thứ năm của Từ phủ ở phía nam thành - Từ Hạc Sơn.

Thời tiền triều, Từ phủ phía nam thành là phú hộ Quan Trung, sau này xuất hiện mấy vị đại tướng được phong tước nên cũng coi như nội tình thâm hậu, chứ không giống như rất nhiều dòng họ quý tộc khác suy yếu vì cải chính trong những năm Nguyên Vũ.

Lứa đệ tử này của Từ phủ cũng không chịu kém cạnh, ngoại trừ một gã cửu công tử từ nhỏ lắm bệnh tật, không có tiềm chất tu hành ra, các đệ tử khác đều tiến vào các chốn tu hành.

Cậu nhóc Từ Hạc Sơn này đang tu hành ở Thanh Tùng Kiếm Viện, hiếm có đối thủ trong các đệ tử cùng khóa ở viện.

Ngoại trừ cậu ta ra, trong đám này còn có một cậu bé mặc áo khoác gấm trắng và một cô bé mặc áo khoác gấm tím cũng có thân thế bất phàm.

Cậu thiếu niên mặc áo khoác gấm trắng kia xem chừng mới có mười ba, mười bốn tuổi, dáng người vừa tầm, gương mặt dù non nớt nhưng tràn vẻ kiêu ngạo, trên rìa ống tay áo gấm cậu ta mặc có hoa văn đám mây. Người thiếu niên này tên là Tạ Trường Thắng. Nhà họ Tạ chính là nhà buôn cực lớn ở Chung Nam, mẹ cậu ta xuất thân từ quý tộc vùng Trung Sơn vương triều Ngụy. Trước khi cuộc chiễn giữa Tần và Ngụy diễn ra, mẹ cậu đã khuyên được không ít người ở nhà mẹ đẻ ở Trung Sơn tới Trường Lăng, đoạn tuyệt qua lại với vương triều Ngụy. Tạ gia sau đó có thể chiếm một chỗ ở Trường Lăng cũng nhờ có hành động nhìn xa trông rộng này.

Về phần cô bé Nam Cung Thải Thục mặc áo khoác gấm tím chính là thuộc về nhóm quý tộc mới ở Trường Lăng. Cha cô là đại tướng canh giữ Ly Thạch Quận, mà nơi này chỉ cách vương triều Triệu một trọng thành thôi. Nói chung, đại tướng có thể canh giữ ở dạng địa phương như thế đều là trọng thần được Hoàng đế tín nhiệm nhất.

Dẫu nhóm anh tài này có quan hệ không tệ nhưng dù sao cũng có khác biệt về gia thế nên khi nói chuyện thì những người khác ít nhiều đều có phần câu nệ hoặc nhún nhường quá trớn, thậm chí vì lo sẽ đụng vào ba người này mà ra sức giữ khoảng cách nhất định với ba người họ. Thế nên quanh ba người này rõ ràng trống trải hơn những người còn lại rất nhiều.



trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch